Lý lịch tư pháp Việt Nam

Thủ tục xin cấp lý lịch tư pháp Việt Nam cho người nước ngoài đã rời khỏi Việt Nam

(Với người nước ngoài đang sống tại Việt Nam, xem tại đây – tiếng Anh)

Bạn đã từng sống và/hoặc làm việc tại Việt Nam và cần một lý lịch tư pháp Việt Nam?

Bạn đang tự tìm hiểu thủ tục cấp tài liệu này?

Bạn không muốn bay về Việt Nam chỉ vì tài liệu này? Chi phí đi lại và ăn ở tốn kém? Bạn không có đủ thời gian?

Bạn không hiểu chính xác về các thủ tục và phải xin cấp tài liệu này ở đâu?

Hoặc bạn đã tự làm hết các thủ tục để xin tài liệu này nhưng vẫn không nhận được?

Chào mừng tới Local services for foreigners in Vietnam, ở đây chúng tôi có thể giúp bạn xin được lý lịch tư pháp Việt Nam.

Dưới đây là một số thông tin để bạn có thể tự xin phiếu này:

1) Xin phiếu nào:

Có hai loại phiếu LLTP tại Việt Nam: số 1 và số 2.

* Theo quy định của luật pháp Việt Nam thì:

+ Phiếu số 1 dành cho:

các cá nhân muốn xin phiếu LLTP cho các mục đích: xin việc làm, xin đi học Đại học/cao đẳng, xin visa nước ngoài, xin nhập cư, định cư, xin kết hôn …

Phiếu số 1 chỉ bao gồm các án tích hiện đang còn hiệu lực, không bao gồm các án tích đã được xoá. Nếu bạn hiện tại không có án tích còn hiệu lực nào, phiếu sẽ kết luận: “Không có án tích”

Phiếu số 1 không bao gồm/hiển thị thông tin của bố mẹ và người phối ngẫu (vợ hoặc chồng) của bạn.

Bạn có thể tự xin phiếu số 1, hoặc uỷ quyền cho người khác xin thay cho bạn.

Tuy nhiên, nếu uỷ quyền, quy trình cũng gần như không đơn giản thêm. Lợi ích lớn nhất là người được bạn uỷ quyền có thể nhận phiếu giúp bạn và gửi đi cho bạn, thay vì bạn phải dùng dịch vụ bưu chính bắt buộc.

+ Phiếu số 2 dành cho

– các cá nhân muốn biết tình trạng án tích của mình được lưu trong cơ sở dữ liệu của nhà nước

– các cơ quan điều tra cần điều tra về lịch sử phạm tội của một cá nhân.

Phiếu số 2 bao gồm cả các án tích hiện đang còn hiệu lực và án tích đã được xoá (hết hiệu lực). Nếu bạn chưa từng có bất cứ án tích nào, phiếu sẽ kết luận: “Không có án tích trong thời gian cư trú ở Việt Nam”

Phiếu số 2 bao gồm/hiển thị thông tin của bố mẹ và người phối ngẫu (vợ hoặc chồng) của bạn.

Bạn không được uỷ quyền người khác xin phiếu số 2 cho mình (một cách chính thức)

Một số nước và cơ quan (ví dụ: Canada) thường có yêu cầu rõ ràng cần nộp phiếu số 2, do họ muốn biết về lịch sử phạm tội của bạn.

2) Xin ở đâu và như thế nào:

Bạn cần xin phiếu này tại Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia.

* Nếu bạn tự xin, các bước như sau:

+ Điền tờ khai xin phiếu lý lịch tư pháp, điền tờ khai xin nhận lý lịch tư pháp qua dịch vụ bưu chính và ký vào các tờ khai này.

+ Mang các tờ khai trên và hộ chiếu của bạn mà có tất cả các visa và dấu thị thực Việt Nam tới Đại sứ quán Việt Nam (gần nhất) để chứng thực.

Bạn cần trả phí chứng thực tại Đại sứ quán, mức phí chứng thực tuỳ theo từng trường hợp.

+ Gửi các tài liệu trên theo đường bưu điện tới Trung tâm lý lịch quốc gia tại Hà Nội, Việt Nam. Bạn nên gửi với các dịch vụ đảm bảo và có cung cấp mã vận đơn, ví dụ như DHL, ups …

+ Sau khi tài liệu của bạn đến nơi, bạn nhờ một người quen của mình, hoặc một dịch vụ, gọi điện giúp tới Trung tâm để hỏi xem tài liệu đã đến nơi chưa, và xác minh phí cần nộp.

+ Sau đó bạn cần nộp phí qua chuyển khoản ngân hàng hoặc nhờ người đến Trung tâm nộp trực tiếp bằng tiền mặt cho bạn. Hãy nhớ là nếu nộp trực tiếp bằng tiền mặt thì giúp cho quá trình xin phiếu của bạn nhanh hơn. Nếu chuyển khoản, trung tâm thường mất rất nhiều thời gian để xác minh khoản tiền của bạn.

+ Sau khi Trung tâm xác minh là họ nhận được đủ tài liệu và phí của bạn, họ sẽ tiến hành kiểm tra thông tin và lập phiếu LLTP cho bạn. Thường là trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ và phí bạn nộp được chấp nhận, phiếu của bạn sẽ có ở Trung tâm, và họ sẽ bắt đầu gửi đi cho bạn.

Rất tiếc là Trung tâm không cung cấp mã vận đơn của thư được gửi, và bạn không biết được bao lâu thư sẽ đến nơi. Tuỳ vào địa điểm của bạn, thời gian gửi thư có thể mất từ 1 tuần đến 1 tháng hoặc lâu hơn.

+ Sau khi bạn nhận được phiếu LLTP, bạn sẽ cần tìm một dịch vụ dịch thuật tài liệu này từ tiếng Việt sang ngôn ngữ mà bạn cần.

* Nếu bạn uỷ quyền cho người khác xin giúp mình: chỉ áp dụng được với xin phiếu số 1

Các bước thực hiện khá tương tự như trên. Tuy nhiên, bạn cần viết một giấy uỷ quyền (thường là song ngữ Anh – Việt) cho người đó được xin phiếu LLTP cho bạn.

+ Sau đó bạn mang giấy uỷ quyền này cùng với hộ chiếu của bạn mà có tất cả các visa và dấu thị thực Việt Nam tới Đại sứ quán Việt Nam (gần nhất) để chứng thực.

(Bạn không cần điền tờ khai xin phiếu lý lịch tư pháp, mà bạn cung cấp thông tin cho người được uỷ quyền tại Việt Nam điền, và người này cần ký vào tờ khai này)

+ Sau đó bạn gửi toàn bộ tài liệu đã được chứng thực tới địa chỉ của người được uỷ quyền của Việt Nam.

+ Người được uỷ quyền mang tài liệu của bạn, và tờ khai mà họ điền và ký tới Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia để xin phiếu LLTP và nộp phí cho bạn. Họ cần mang theo chứng minh thư hoặc hộ chiếu để xuất trình. Họ sẽ được cung cấp một tờ giấy hẹn đến lấy kết quả.

+ Sau 15 ngày làm việc, người được uỷ quyền có thể mang tờ giấy hẹn đến lấy kết quả (phiếu LLTP) cho bạn, và sau đó gửi đi cho bạn, hoặc dịch công chứng rồi gửi đi cho bạn.

3) Chi phí cần nộp:

+ Phí xin cấp phiếu LLTPVN là 200,000 VND

+ Phí bưu chính bắt buộc để gửi phiếu LLTP tới cho bạn được liệt kê trong file đính kèm thứ 4, tên là “TB 09_TTLLTPQG_GIA CUOC.pdf” trong link sau: http://ttlltp.moj.gov.vn/qt/thongbao/Pages/thong-bao.aspx?ItemID=43

Ví dụ, phí bưu chính để gửi tài liệu tới Anh, Pháp, Đức là 1,243,000 VND, tới  Australia là 1,127,000 VND.

* Nếu bạn uỷ quyền cho người khác xin phiếu LLTP cho bạn (phiếu số 1) thì bạn không cần nộp phí bưu chính. Người được uỷ quyền được nhận phiếu và tuỳ ý gửi cho bạn.

4) Các mẫu tờ khai xin cấp phiếu LLTP, xin nhận phiếu qua dịch vụ bưu chính, giấy uỷ quyền: liên hệ với chúng tôi qua email khuyen@lsfvn.com, chúng tôi sẽ gửi cho bạn.

5) Một vài chú ý khác:

+ Bạn có thể tìm thấy trang này: https://lltptructuyen.moj.gov.vn/home, tuy nhiên nộp bản scan tài liệu trên trang đó là không đủ. Bạn bắt buộc phải gửi bản chính qua dịch vụ bưu chính tới Trung tâm.

+ Nếu đất nước bạn đang ở không có Đại sứ quán Việt Nam, thì bạn cần sang nước khác có Đại sứ quán Việt Nam để công chứng tài liệu.

+ Nếu bạn đang ở ngoài Việt Nam tự xin phiếu LLTP qua dịch vụ bưu chính, bạn không thể đăng ký gửi phiếu tới một địa chỉ ở Việt Nam, bạn bắt buộc phải đăng ký gửi phiếu tới một địa chỉ ở ngoài Việt Nam.

Bạn có câu hỏi nào khác cần hỏi?

Bạn cần một dịch vụ giúp xin phiếu LLTP một cách thuận lợi hơn? Xin hãy liên hệ với chúng tôi qua email khuyen@lsfvn.com hoặc nhắn tin tới trang Facebook .

Xem nhận xét của khách hàng của chúng tôi tại đây.

Lý lịch tư pháp Việt Nam số 1 và bản dịch:

Lý lịch tư pháp Việt Nam
Lý lịch tư pháp Việt Nam

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to top